Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Là một mẫu máy ép trái cây giá rẻ nhưng Philips HR1861 cho lượng nước ép không hơn các mẫu rẻ tiền. Liệu máy có ưu điểm nào đáng để bạn bỏ tiền ra mua?



Mua máy ép trái cây loại nào?

Từ vài năm nay tôi sử dụng một máy ép trái cây hiệu Katomo của gia dụng giá rẻ được khuyến mại trong một lần mua hàng điện máy. Chiếc máy này hiện có giá thị trường khoảng 350.000-420.000 đồng. Mặc dù là hàng khá rẻ tiền, nhưng tôi thấy dùng cũng không đến nỗi nào, máy gọn nhẹ, dễ vệ sinh, lúc mới dùng cũng khá ổn. Tuy nhiên gần đây máy kêu to, và đặc biệt rung lắc rất mạnh khi ép trái cây cứng như cà rốt, ổi, hơn nữa tôi thường phải tháo máy để cạo bỏ bớt bã ép bám vào lưới lọc rồi mới ép tiếp được dù mẻ trái cây không nhiều (chỉ khoảng 300-400 g).

Thế nên tôi rất muốn đổi sang dùng dòng máy đắt tiền hơn, công suất lớn hơn và nhất là không cần phải cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép.

Tìm hiểu trên thị trường thì tôi thấy máy ép trái cây (loại máy chỉ chuyên để ép trái cây, không tính loại đa chức năng có thể xay trộn trái cây) có 3 phân khúc giá khác nhau, một là dòng máy bình dân có chức năng đơn giản, công suất từ 200-450W, ống tiếp nguyên liệu nhỏ, giá từ 350.000 – 1.300.000 đồng; hai là dòng máy tầm trung thường có công suất từ 600-800W, ống tiếp nguyên liệu lớn đủ để ép nguyên một trái táo, giá từ 1,8-4 triệu đồng; cả hai loại này đều sử dụng công nghệ vắt ép ly tâm tốc độ cao để tách nước từ trái cây. Thị trường vài năm trở lại đây còn có loại máy ép thứ ba sử dụng công nghệ ép trục vít tốc độ thấp với một số thương hiệu như Kuwings, Hurom, Tamura…, giá từ 6-10 triệu đồng, được quảng cáo là ép được nhiều nước và giữ được hương vị và vitamin hơn loại quay ly tâm tốc độ cao.



Đang băn khoăn chọn mua một chiếc máy ép tầm trung (vì đã dùng qua dòng rẻ tiền nên tôi muốn chọn loại khác, đắt tiền hơn, với mong muốn chất lượng tốt hơn), thì VnReview nhận được yêu cầu đánh giá chiếc máy ép Philips HR1861 từ bạn Cao Minh Thư (thu_minhzzz@yahoo.com), tôi quyết định mua chiếc máy này để sử dụng và viết bài đánh giá.

nồi cơm điện giá rẻ có giá bán tại các siêu thị điện máy lớn tại Hà Nội như Topcare, Pico, Trần Anh… là khoảng 3,3 triệu đồng, tuy nhiên các cửa hàng điện máy ở Phố Huế hoặc các gian hàng trực tuyến bán với giá chỉ 2,5-2,7 triệu đồng, có bảo hành chính hãng của Philips. Bạn có thể cân nhắc khi mua.

Thiết kế

Philips có khá nhiều mẫu máy ép trái cây công suất lớn, riêng mẫu HR1861 có thiết kế kiểu dáng và chức năng tương tự như mẫu HR1865 nhưng có dung tích thấp hơn một chút (1,5 lít so với 2 lít của HR1865). Máy có 2 màu đen và trắng bạc, chiếc HR1861 tôi mua có màu trắng bạc.

Hầu hết các chi tiết của Philips HR1861 làm bằng nhựa, phần thân máy có bọc một lớp nhôm xước màu trắng để tạo cho máy vẻ đẹp sang trọng và cứng cáp. Tuy nhiên lớp nhôm này dễ bám bẩn. Các phần nhựa tuy dễ làm sạch bằng nước, nhưng khi nước khô đi thường để lại những vệt đậm màu rất khó lau sạch như mới, do đó bạn nên tráng bằng nước nóng rồi dùng khăn khô lau máy trước khi cất. Phần nắp làm bằng nhựa kháng vỡ trong suốt, khá dễ bị xước dù đã dùng bàn chải mềm để cọ.



Các chi tiết của máy:

Phần mô-tơ của máy nhìn bên và nhìn từ trên xuống

Lưới lọc và ngăn đựng nước ép

Ngăn đựng bã, nắp máy và ống ép nguyên liệu

Bình chứa nước ép và bộ phận tách bọt

Ngăn chứa bã của máy có chất liệu nhựa PP rẻ tiền, nhẹ, dễ vỡ, tôi chỉ lắp ra lắp vào vài lần đã thấy sứt một chút ở phía trên nơi tiếp xúc với phần nắp máy.

Mô-tơ khá nặng, toàn bộ máy khá cồng kềnh (kích thước 35,5 x 24,5 x 44,5 cm, trọng lượng 5,5kg) nên bạn cần bố trí chỗ đặt máy rộng rãi nếu muốn đặt máy cố định để thường xuyên ép trái cây. Máy có công suất 700W, với 2 nút tốc độ dành cho trái cây cứng hoặc mềm.

Phần lưới lọc bằng thép không gỉ có mắt lọc rất nhỏ, tôi thấy nhỏ hơn 1/2 so với mắt lưới lọc của chiếc Katomo.

Ống tiếp nguyên liệu có đường kính 75mm, có thể cho vừa một quả táo nhỏ hoặc cho cùng lúc mấy quả dưa chuột hoặc bí đao, nên ép khá nhanh và không tốn nhiều công cắt nhỏ nguyên liệu.

Có thể để nguyên dưa chuột và cho cùng lúc vài quả vào ống tiếp nguyên liệu

Máy có kèm một bình chứa nước ép dung tích 1,5 lít, có kèm theo một miếng nhựa nhỏ có tác dụng tách bọt. Khi lắp miếng nhựa bếp hồng ngoại giá rẻ tách bọt này, bạn đặt nó dọc theo hai đường gờ lên nằm dọc gần phía miệng bình để miếng nhựa không bị xê dịch. Khi rót nước ép ra ly, miếng ép này sẽ cản lại các bọt nước tạo ra trong quá trình ép. Dù vậy, tôi thấy miếng tách bọt không tách được hoàn toàn bọt.

Chân đế của máy có 4 giác hút nhưng rất hay bị tuột ra

Bạn lưu ý, thứ tự lắp các chi tiết máy như sau: lắp ngăn đựng nước ép vào trục truyền động của mô-tơ, tiếp đó gắn lưới lọc, lắp phần nắp lên trên, cài kẹp móc để giữ nắp, đưa bình chứa nước ép vào sát vòi.

Chất lượng sử dụng

Philips HR1861 khá dễ tháo lắp và vệ sinh máy, tôi cũng hài lòng với tốc độ ép và khả năng ép nguyên liệu cỡ lớn. Tuy nhiên, điều tôi kỳ vọng nhất ở chiếc máy này so với chiếc Katomo rẻ tiền, đó là ép được nhiều nước hơn, bã ép khô hơn, nhưng thực tế lượng nước ép được chỉ ngang bằng với máy ép Katomo. Với một chiếc máy đắt hơn gần chục lần, điều này khiến tôi rất thất vọng.

Tôi đã thử ép nhiều mẻ nguyên liệu khác nhau, gồm cả loại nguyên liệu cứng như cà rốt, và mềm như dưa chuột, bí đao, và so sánh đối chứng trên cả hai máy, kết quả hai máy cho lượng nước ép tương đương nhau, thậm chí chiếc Katomo đôi khi còn nhỉnh hơn một chút.



Tôi chia đều các miếng bí đao thành 2 phần bằng nhau 235g, kết quả nhìn bằng mắt thường thì thấy hai cốc nước ép tương đương nhau, khi cân bằng cân tiểu ly thì nước ép từ máy Philips nặng 151g, nước ép từ máy Katomo nặng 159g. Như vậy tỉ lệ nước ép/nguyên liệu chỉ đạt 64-67%.

Với cùng một lượng bí đao tương đương, thu được hai cốc nước ép gần bằng nhau

Nước ép bí đao bằng máy Katomo (bên phải) nhỉnh hơn một chút so với máy Philips

Với dưa chuột, cũng là một loại nguyên liệu mềm, tôi ép cùng một lượng 379g, máy Philips cho 235g nước ép, máy Katomo cho 234g nước ép, tỉ lệ nước ép/nguyên liệu là 62%.

Ép dưa chuột, hai máy cho nước ép bằng nhau, tỉ lệ 62%

Với nguyên liệu cứng là cà rốt, chia 2 mẻ nguyên liệu nặng 162g, máy Philips cho 83g nước ép (51%), máy Katomo cho 97g nước ép (gần 60%). Tuy nhiên trước đó tôi ép một mẻ cà rốt lớn hơn với máy Philips, 335g, lượng nước ép thu được là 150g, chỉ đạt tỉ lệ gần 45%.

Với nguyên liệu cứng như cà rốt, máy Philips (cốc bên trái) thu được ít nước ép hơn

Với mẻ cà rốt lớn hơn, lượng nước ép chỉ đạt tỉ lệ 45%

Về bã trái cây sau khi ép, tôi thấy với các nguyên liệu mềm như dưa chuột, bí đao, bã còn rất nhiều nước, nếu muốn bạn có thể cho vào máy ép tiếp lần hai hoặc dùng khăn vắt lấy nước. Thực tế khi ép lần 2 thì máy Philips lấy thêm được rất ít nước, chủ yếu do lượng bã nhỏ và công suất máy lớn nên máy không kịp tách thêm nước thì đã… hết nguyên liệu. Với nguyên liệu cứng như cà rốt, phần bã chỉ hơi ẩm nhưng trong khi máy Philips cho bã nhỏ nhuyễn đều thì máy Katomo đôi khi có lẫn những lát cà rốt nhỏ chưa được ép nước.

Bã dưa chuột sau khi ép còn rất nhiều nước

Cảm nhận của tôi khi uống nước ép từ máy Philips thì dịu ngon hơn nước từ máy Katomo, do lưới lọc có mắt nhỏ hơn nên không bị lọt các mảnh vụn li ti của trái cây, và ít thấy hiện tượng tách nước sau khi ép.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét